Nhận $DBOE MIỄN PHÍ khi hoàn thành các khóa học sau

Chúc mừng bạn đã trả lời xong câu hỏi %quizName% và nhận được 2000NUSD 💚💛🧡❤️💕

Sự khác nhau giữa CeFi và DeFi

CeFi-and-DeFi

Cuộc khủng hoảng của FTX, một trong những sàn giao dịch mã hóa lớn nhất nước Mỹ đang là tâm điểm của thị trường crypto những ngày gần đây. Vụ sụp đổ này cùng với các nền tảng kỹ thuật số lớn mạnh khác như Celsius Network, BlockFi, Voyager Digital đang thể hiện rõ lỗ hổng của các sàn giao dịch tập trung (CEX) và các nền tảng được tài trợ tập trung (CeFi). Đồng thời, bài học này cho thấy nhu cầu cấp thiết của việc chuyển dịch sang các nền tảng phi tập trung (DeFi).

Cùng DBOE Academy tìm hiểu về CeFi, DeFi và sự khác nhau giữa chúng trong bài viết dưới đây.

CeFi là gì?

CeFi hay Centralized Finance là tài chính tập trung, loại hình tài chính hoạt động trong lĩnh vực tiền mã hóa. Tại CeFi, các thành phần của thị trường gồm tổ chức, sàn giao dịch, công cụ người dùng và tổ chức đều được quản lý tập trung. Tất cả các sàn giao dịch, lệnh chuyển khoản, cổng thanh toán hay bảo hiểm trong CeFi đều được xử lý thông qua việc ủy thác tài sản của mình cho bên thứ 3. 

Trong CeFi, tài sản và dịch vụ được quản lý bởi bên thứ 3 nên người dùng cần phải tuân thủ các điều lệ được bên thứ 3 đưa ra. Bao gồm cả việc tin tưởng những người hoặc tổ chức đứng sau nền tảng trung gian này. 

Một số nền tảng CeFi nổi tiếng: Coinbase, TrustToken, Aspen Digital, Onramp Invest và  ZenLedger.

DeFi là gì?

DeFi hay Decentralized Finance là tài chính phi tập trung, thuật ngữ chỉ các ứng dụng tài chính được phát triển trên nền tảng Blockchain thông qua các hợp đồng thông minh (Smart Contract). Song DeFi loại bỏ việc uỷ thác, không cần nhiều đến sự tham gia của con người. Các lĩnh vực bao gồm thanh toán, tín dụng, đầu tư và hợp đồng bảo hiểm đều được đưa vào hợp đồng thông minh để xử lý mà không chịu sự chi phối của cá nhân hay tổ chức tập trung quyền lực nào. 

Không giống như CeFi, ứng dụng và giao thức trong DeFi là các mã nguồn mở cho phép bất cứ ai cũng có thể tham gia. Mục đích chính của tài chính phi tập trung chính là tạo nên một hệ thống tài chính công bằng, minh bạch và không cần sự cho phép. Người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát tài sản kỹ thuật số của mình trong DeFi cũng như tự chịu trách nhiệm bảo mật và trách nhiệm với từng quyết định của mình. Điều này có nghĩa là không ai được phép kiểm duyệt, di chuyển hoặc phá hủy tài sản mã hóa mà không có sự cho phép của chính chủ. 

Hiện tại, các nền tảng DeFi chủ yếu tập trung vào các chức năng cho phép người dùng cho vay, mượn tiền, xác định biến động giá bằng công cụ phái sinh, giao dịch tiền mã hóa… 

Một số nền tảng DeFi nổi tiếng: Aave, Compound, Yearn.finance, Uniswap, Serum, Polkadot và MakerDAO. 

Sự khác nhau giữa CeFi và DeFi

Như đã đề cập trong phần khái niệm ở trên, điểm khác biệt lớn nhất giữa DeFi và CeFi nằm ở việc uỷ thác cho bên thứ ba. Sau đây là phần phân tích ưu, nhược điểm của CeFi và DeFi để thấy rõ sự khác nhau giữa chúng.

Ưu và nhược điểm của CeFi

Ưu điểm

  • Quy trình thực hiện quen thuộc, dễ tiếp cận
  • Được pháp luật và thể chế bảo vệ
  • Cho phép giao dịch cross-chain (giao dịch 2 loại tiền điện tử bất kỳ)

Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào bên trung gian
  • Chi phí cao
  • Rủi ro liên quan đến vấn đề thiếu minh bạch hoặc thao túng thị trường, vi phạm dữ liệu do nguồn tài sản bị quản lý tập trung bởi bên thứ ba.

Ưu và nhược điểm của DeFi

Ưu điểm

  • Không cần trung gian bên thứ 3 nên tăng tính chủ động và hiệu suất giao dịch
  • Giao dịch an toàn và minh bạch dựa trên Smart Contract
  • Truy cập mọi lúc mọi nơi, bất cứ ai cũng có quyền truy cập.
  • Tiết kiệm thuế và phí giao dịch
  • Hợp đồng thông minh là cơ chế công bằng cho mọi bên tham gia
  • Dễ quản lý tài sản của mình

Nhược điểm

  • Chưa hợp pháp ở một số quốc gia như Việt Nam.
  • Chưa có tính ứng dụng cao vì phức tạp, khó sử dụng.
  • Rủi ro trong bảo mật người dùng, người dùng phải chịu mọi rủi ro giao dịch

Bảng so sánh CeFi và DeFi

Tiêu chí 

DeFi 

CeFi

Lưu ký quỹ 

Người dùng có toàn quyền đối với việc lưu ký quỹ

Nằm ngoài quyền kiểm soát của người dùng. Lưu ký quỹ trong CeFi được vận hành bởi các tổ chức trung gian. 

Tính minh bạch 

Sử dụng mã nguồn mở để có thể kiểm tra giao dịch bất cứ lúc nào nên nâng cao tính minh bạch trong DeFi

Được quản lý bởi tổ chức trung gian nên không đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng

Sự tin tưởng

Tin tưởng vào công nghệ, quy trình

Tin tưởng vào con người, tổ chức

Chi phí

Thấp

Cao

Quyền truy cập

Có thể truy cập ở bất cứ nơi nào, không phân biệt người dùng

Hạn chế quyền truy cập của người dùng. Không thể kiểm tra mọi thông tin về tài sản mã hóa của mình. 

Yếu tố rủi ro

Bảo mật dựa trên công nghệ đang sử dụng

Các sàn giao dịch tập trung chịu trách nhiệm về bảo mật

Về cơ bản, CeFi và DeFi giống nhau về mục đích tạo thị trường giao dịch cho mọi người. Tuy nhiên cách thức hoạt động của chúng khác nhau, phù hợp với từng nhóm người cụ thể. Có thể nhìn thấy sự chuyển đổi từ CeFi sang DeFi qua các mục sau đây:

– Tài sản sẽ được thay bằng tiền điện tử

– Các tổ chức, nhà nước, công ty sẽ được thay thế bằng Blockchain. Dù đang ở bất kỳ nơi nào thì bạn chỉ cần có thiết bị được kết nối với Internet là có thể tiếp cận được với tài chính phi tập trung.

Kết luận

Bài viết trên đây đã chỉ ra sự khác biệt giữa DeFi và CeFi. Nhìn chung, cả hai mô hình: Tài chính phi tập trung và tài chính tập trung đều hướng đến cùng mục tiêu là làm cho giao dịch tiền mã hóa trở nên đơn giản hơn, phổ biến hơn và có nhiều khối lượng giao dịch hơn. Tuy nhiên mỗi nền tảng sẽ có mỗi hướng đi khác nhau để đến được đích cũng như có ưu, nhược điểm riêng.

Nếu bạn quan tâm đến mức phí, sự minh bạch thì hãy chọn DeFi. Ngược lại, nếu ưu tiên của bạn là sự tin tưởng, chia sẻ rủi ro, tính linh hoạt và gia tăng lựa chọn đầu tư, CeFi là sự chọn lựa phù hợp.

Mặc dù DeFi còn khá mới mẻ và còn nhiều hạn chế, nhưng những tiềm năng của nó là không thể phủ nhận. DeFi là một giải pháp thay thế rõ ràng và đầy hứa hẹn cho tài chính tập trung, trên cơ sở kiểm soát tốt hơn các khoản đầu tư tài chính. Ta có thể thấy được điều này qua cuộc khủng hoảng sập sàn FTX vừa qua.

Mục lục bài viết

Thi đấu và nhận thưởng

Bạn đã sẵn sàng? Thi đấu và nhận thưởng miễn phí ngay!

Bạn có NUSD và đã sẵn sàng

Các bài viết tương tự:

Hey Option DEX, why AMM?

The What AMM stands for “automated market maker”, a concept initiated during the development of Defi (“Decentralised Finance”) and subsequently widely deployed in DEX (“Defi

Xem chi tiết
Quy định nhận thưởng

Sàn giao dịch DBOE chỉ cho phép hoạt động thử nghiệm giao dịch trên đồng NUSD tức Non-USD (Token này chỉ có giá trị giao dịch thử nghiệm) . Hoàn thành mỗi bài quiz bạn có thể đc nhận 2000 NUSD.

Bạn cần có sẵn địa chỉ Ví điện tử để nhận thưởng.

Khi hoàn thành toàn bộ các câu hỏi, bạn sẽ nhận được 5 Token DBOE. Hãy lưu giữ nó.

Sau khi có NUSD bạn có thể tham gia giao dịch và đua top hàng Tuần. Xem kết quả thông báo cập nhật ở trang chủ.