Nhận $DBOE MIỄN PHÍ khi hoàn thành các khóa học sau

Chúc mừng bạn đã trả lời xong câu hỏi %quizName% và nhận được 2000NUSD 💚💛🧡❤️💕

Kiến thức nền tảng cần nắm được

Trước khi bắt đầu giao dịch, bạn hãy tìm hiểu và xem lại các kiến thức dưới đây nhé!

Ví điện tử là gì?

Ví điện tử hay ví tiền điện tử là một phần mềm giúp lưu trữ dùng để gửi hoặc nhận và theo dõi số dư các đồng tiền điện tử như coin/token, NFT bên trong đó.  Giống như một tài khoản ngân hàng, điểm khác biệt chính là ví này có tính bảo mật cao hơn nhờ cơ chế mã hóa thông tin, không định danh người sở hữu ví và tiền lưu trữ trong ví là tiền điện tử – Crypto hoặc các NFT, Token …

Khi tạo một ví tiền điện tử, ta cần quan tâm 3 đoạn mã , tương ứng với 3 thành phần: Address, Private Key, Passphrase. 

  • Address – Địa chỉ ví

Address (địa chỉ ví hay còn gọi là Public Key) là chuỗi các ký tự gồm chữ và số. Địa chỉ ví giống như số TK ngân hàng của bạn. Được dùng để gửi và nhận tiền điện tử vào ví của mình.

Ví dụ về địa chỉ ví: ABmzcnv8dklfgukHFGsaynfdjkfguKHF9821

  • Private Key – Khóa cá nhân

Private Key (hay còn gọi là khoá cá nhân/khóa riêng tư) cũng là chuỗi ngẫu nhiên các ký tự chữ và số dùng để kết nối vào ví. Khi thiết lập ví trên bất cứ nền tảng nào, bạn cũng sẽ được yêu cầu lưu trữ lại Private Key.  Hãy lưu trữ nó thật cẩn thận, vì đây là chìa khóa duy nhất giúp bạn truy cập vào ví tiền điện tử của mình.

Ví dụ về Private Key: 56fdlgdvguzywFzdBAFLkugpwpsg15nL

  • Passphrase

Cũng là một dạng Private Key. Passphrase được tạo nên từ 12-24 ký tự tiếng anh ngẫu nhiên dùng để mã hóa thông tin. 

Ví dụ về Passphrase: school inside church come from lab dog demand july wave  tram.

Có mấy loại ví điện tử?

  • Centralized Wallet – Ví tập trung

Khi đăng ký tham gia giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung như Binance, Kucoin,MEXC …bạn cần phải tạo một tài khoản ở trên sàn. Trong tài khoản ấy, các sàn sẽ tạo ví cho tất cả coin/token có niêm yết trên sàn. Người chơi chỉ việc chọn đúng đồng coin/toke muốn nạp vào,  copy địa chỉ ví và gửi tiền vào. 

Trong trường hợp ví này, người dùng không cần lưu các private key mà chỉ cần nhớ mật khẩu tài khoản của sàn đấy là được.

– Ưu điểm: Không phải mất công tạo ví, chỉ cần tạo tài khoản giao dịch trên sàn

– Nhược điểm: 

Mức độ bảo mật kém hơn với ví phi tập trung.

Tài sản của bạn được gửi và nạp trên sàn, do sàn kiểm soát 100%.

Rủi ro từ bên thứ 3 (sàn) nếu có vấn đề xảy ra. ( sàn bị hack, sàn bị phá sản, sàn lừa đảo người chơi..) không rút được tiền.., chậm..

  • Decentralized wallet (Ví phi tập trung)

Bao gồm ví nóng và ví lạnh.

Ví nóng chính là các phần mềm ví điện tử luôn được kết nối với Internet. VD: Ví Trust wallet, Metamask..

Người dùng có thể truy cập ví tại bất kỳ đâu chỉ cần có Internet. Ví nóng thuận tiện cho các giao dịch nhanh chóng, tiện lợi. 

– Ưu điểm: Miễn phí, đa dạng lựa chọn hơn và có thể kết nối qua App điện thoại hoặc Tiện ích mở rộng trên các trình duyệt.

– Nhược điểm: Có khả năng bảo mật kém hơn so với ví lạnh vì dữ liệu về Private Key được lưu trữ ngay trong App hoặc Extension các dữ liệu này thường xuyên kết nối mạng nên hacker có thể tấn công.

Ví lạnh: Thường ở dạng giống USB, ví vật lý. Có thể tự động nhận tiền khi có người gửi mà không cần kết nối internet. Tuy nhiên để kiểm tra biến động số dư  bạn cần kết nối ví lạnh với internet. 

 VD: Ví Ledger và Ví Trezor…

– Ưu điểm: Mức độ bảo mật cao hơn.

– Nhược điểm: Giá thành cao & thiếu tính linh hoạt.

Ví điện tử dùng như thế nào?

Ví điện tử dùng để gửi và nhận các đồng token, NFT,  thông qua các địa chỉ ví. Để giao dịch người dùng cần phải đặc biệt ghi nhớ và lưu trữ các mã private key của mình và passphrase.

Những chú ý quan trọng khi dùng ví điện tử

Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ ví tiền điện tử : Khi giao dịch, cần kiểm tra lại chính xác địa chỉ ví người nhận đã khớp chưa. Một số chương trình tool gắn mã độc có thể thay đổi địa chỉ ví bạn đã sao chép sang địa chỉ ví khác của hacker. 

Chắc chắn đăng nhập đúng địa chỉ các trang web chính thống của sàn giao dịch hoặc ví trực tuyến thay vì trang web giả mạo. Tại đây, hacker sẽ yêu cầu quyền kết nối đến ví của bạn với giao diện giống như web thật. Nếu bạn chấp nhận, tài sản của bạn sẽ bị đánh cắp. Thật chú ý đến tên miền và nguồn link refer sang tên miền.

Duy trì sử dụng nhiều ví: Nên tách thành nhiều ví,  dùng một ví cho các giao dịch hàng ngày và lưu trữ phần tiền còn lại trong một ví riêng. Đây là một rất cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ các tài sản kỹ thuật số.

Không cung cấp PrivateKey hay Passphrase cho bất kỳ ai nếu bạn không muốn bị hack.

Các trường hợp hay gặp khác :

Nhận các token lạ. Các chương trình airdop có chứa token lạ mã độc yêu cầu người dùng cho quyền để swapp hoặc xác nhận.

Khi đăng nhập vào trình duyệt mới, Ví điện tử thường yêu cầu người dùng phải import lại địa chỉ các token, và tạo lại các Tài khoản trong ví. Rất nhiều user không biết điều này, khi sang trình duyệt tưởng rằng ví của mình bị lỗi, đã nhờ người khác lấy lại hộ và bị lộ Passphares hoặc private key.

Quyền chọn

Lịch sử hình thành và phát triển

Từ thế kỷ 17, các thương gia ở Osaka (Nhật Bản) đã thử nghiệm các phiên bản đầu tiên của hợp đồng kỳ hạn (1 trong 4 công cụ phái sinh) cho phép người mua và người bán chốt các thỏa thuận giao hàng trong tương lai với mức giá xác định trước trên thị trường gạo và nó ngày càng phát triển.

200 năm sau khi Nhật thử nghiệm phái sinh trên thị trường gạo, Hội đồng thương mại Chicago (CBOT) ra đời vào thế kỷ 19. Các thương gia tại Mỹ gặp vấn đề là sau khi thanh toán tất cả các chi phí trả trước, họ vẫn phải chịu rủi ro về giá nghiêm trọng (tức là, điều gì sẽ xảy ra nếu giá giảm đột ngột vào mùa xuân?). Để phòng ngừa rủi ro biến động giá cả này, các thương gia đã đến Chicago và ký hợp đồng giao các loại ngũ cốc trong tương lai với giá phổ biến vào ngày đến hạn. Những hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ và sôi nổi kể từ đó.

Theo thông tin từ Investopedia vào ngày 30/06/2022, phái sinh là 1 thị trường khổng lồ, với con số thống kê lên đến 1 triệu tỷ USD. Nhiều nhà phân tích thị trường chuyên nghiệp đã đặt quy mô thị trường này lớn gấp 10 lần tổng GDP toàn cầu.

Trong khi hợp đồng tương lai (Futures) mang đến nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, thì Quyền chọn (Options) lại là 1 công cụ giúp bảo vệ danh mục đầu tư một cách hữu hiệu được các nhà đầu tư yêu thích sử dụng như một cách bảo hiểm tài sản của mình.

Có mấy loại quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn (Options)  là hình thức hợp đồng mua bán tài sản trong tương lai với một mức giá và thời điểm xác định . Có hai hình thức quyền chọn mua (Call) và quyền chọn bán (Put). Người tham gia có thể mua (Long/Buy) hoặc bán (Short/Sell) các quyền chọn này. 

Trong đó, Bên mua (Long call ,hoặc Long Put) sẽ phải trả cho bên bán một khoản phí quyền chọn hay giá quyền chọn (Premium) để có quyền được mua hoặc được bán tài sản này trong tương lai. 

Bên bán có nghĩa vụ (Bắt buộc) và trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với bên mua. (Không được huỷ, tài sản phải thế chấp cho đến khi đáo hạn)

(Chú ý, có rất nhiều các sàn giao dịch chỉ cung cấp biến thể của các quyền này, như quyền chọn nhị phân (chỉ cho người chơi dự đoán lên, hoặc xuống ), hoặc hạn chế chỉ cho người tham gia ở  vị thế bên mua: Long Call, Long Put, mà ko cho người chơi tham gia vào vị thế bán Short Call, Short Put, điều này cũng làm giảm độ minh bạch và hiệu quả của hợp đồng Quyền chọn đi nhiều lần. Thậm chí có nhiều rủi co cho người chơi.) 

Có 2 loại quyền chọn chính:

  • Kiểu châu Âu (European options): Quyền chọn sẽ chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn.
  • Kiểu Mỹ (American options): Người sở hữu có thể thực hiện quyền chọn vào bất cứ thời điểm nào quyền chọn còn hiệu lực.

Các ví dụ về quyền chọn

Quyền chọn thường được sử dụng như một công cụ bảo vệ danh mục tài sản hữu hiệu hạn chế rủi ro. Ta xem ví dụ sau:

Giả sử ETH đang có giá $1000.

Smith nghe ngóng thông tin và cho rằng trong tuần sẽ có thể có 1 biến động lớn +-20% .

Thay vì phải bỏ ra $1000 để mua 1 ETH. Smith chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ để mua hợp đồng quyền chọn Call của ETH trong thứ 6 này (thường khoảng 5% giá trị – trong ví dụ này là 50$).

– Nếu đến ngày đáo hạn giá ETH là $1200:

Smith sẽ có thể lời : 200-50 = 150$ tương đương 300% vốn ban đầu, thay vì bỏ ra 1000 và chỉ lời 200$, tương đương 20% lợi nhuận.

– Trường hợp giá ETH giảm xuống $800:

Thay vì mất 200$ tương đương 20% tài sản, Smith chỉ mất 50$ tiền đặt cọc – tương đương 5% vốn định bỏ ra.

Trong thời gian trước ngày đáo hạn, Smith có thể bán lại quyền chọn đã mua của mình nếu cô thấy được giá, hoặc giữ đến ngày thực hiện quyền.

Điều này giúp Smith bỏ ra một khoản đầu tư nhỏ nhưng có nhiều cơ hội và thời gian hơn để kiếm lợi nhuận của mình với giá trị gấp nhiều lần so với vốn bỏ ra ban đầu.

Ví dụ trên cho thấy quyền chọn là một công cụ tuyệt vời giúp nhà đầu tư hạn chế thua lỗ khi giao dịch trước những biến động lớn.

Bảo vệ danh mục tài sản 

Lily đang giữ 1 ETH, giá hiện tại là $1000. Tuần này khi FED công bố lãi suất thì giá ETH sẽ có biến động lớn, Lily không chắc chắn giá sẽ lên hay xuống.

Nếu giá tăng Lily sẽ lãi, nhưng nếu giá giảm càng sâu thì cô ấy sẽ thua lỗ càng lớn.

Để giảm thiểu rủi ro, Lily quyết định mua quyền chọn bán (Long Put Options) để bảo vệ danh mục đầu tư của mình.
Lily dự đoán nếu giá ETH giảm thì có thể giảm đến $800 trong tuần sau, nên cô ấy mua quyền chọn bán có strike price là 1000$ – $800 đáo hạn sau 1 tuần. Lily cần trả cho người bán một khoản phí mua quyền chọn (premium) là thường vào khoảng 5% tương đương 10$ (Tính theo công thức Black Scholes.)

Vào ngày đáo hạn:
– Giả sử ETH tăng lên $1100:
Lily sẽ lãi ($1100 – $1000) – $10 = $90
Giá ETH tăng lên càng cao thì Lily lãi càng nhiều.

– Giả sử ETH giảm về $800:
Lily chỉ lỗ $10 chi phí đã bỏ ra để mua quyền chọn (Đây là lỗ max).

Khoản thua lỗ này nhỏ hơn rất nhiều so với phải thua lỗ $200 (lớn gấp 20 lần) khi giá giảm về $800 nếu Lily không sử dụng quyền chọn để bảo vệ danh mục đầu tư của mình.

Ví dụ trên cho thấy quyền chọn là một công cụ tuyệt vời giúp nhà đầu tư hạn chế thua lỗ khi giao dịch trước những biến động lớn.

Các thuật ngữ trong quyền chọn

Quyền chọn là một công cụ tài chính cung cấp cho nhà giao dịch quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một tài sản cơ bản cụ thể (ví dụ: tiền điện tử) ở một mức giá cụ thể (giá thực hiện) trước một thời điểm nhất định trong tương lai (ngày hết hạn). Có hai loại quyền chọn, CALL và PUT .

– Quyền chọn CALL hoặc Lệnh gọi cho phép nhà giao dịch chốt/khóa ( xác nhận)  mức giá thực hiện (giá mua) để mua tài sản trước ngày hết hạn.

– Quyền chọn PUT hoặc Lệnh đặt PUT  cho phép nhà giao dịch chốt/khóa (xác nhận)  giá thực hiện (giá bán) của tài sản trước ngày hết hạn.

Ở mỗi loại quyền chọn, nhà đầu tư đều có quyền lựa chọn mua hoặc bán quyền chọn đó.

Người ta thường sẽ mua lệnh Call khi nghĩ rằng tài sản cơ bản có thể tăng giá và mua PUT khi nghĩ rằng tài sản cơ bản có thể giảm giá. 

Đến ngày hết hạn, người mua có quyền quyết định xem mình có muốn thực hiện quyền chọn Options của mình hay không. Người bán quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện các quyền đấy cho người mua. 

Các quyền chọn có thể có nhiều mức giá thực hiện khác nhau và nhiều thời hạn khác nhau. Nhờ vậy Quyền chọn cung cấp cho các nhà giao dịch nhiều giải pháp bảo hiểm rủi ro và khả năng thanh khoản tốt hơn nhiều.

  • Mua quyền chọn mua: Buy Call Options

Người ta mua quyền chọn mua khi cho rằng giá sẽ có thể tăng trong tương lai.

Người mua sẽ mất một khoản phí quyền chọn (có vai trò như 1 khoản đặt cọc cho người bán quyền chọn)

Nếu thị trường đi lên, nhà đầu có thể có lợi nhuận vô hạn

Nếu quyền chọn đi xuống, nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ lớn nhất chỉ bằng khoản tiền Premium đã bỏ ra.

  • Mua quyền chọn bán: Buy Put Options

Nếu bạn cho rằng giá sẽ giảm trong tương lai bạn có thể mua quyền chọn bán với một khoản phí premium

Nếu giá đi xuống, bạn sẽ có môt khoản lợi nhuận lớn( Max kh giá về 0)

Nếu giá đi lên, bạn có thể thua lỗ, nhưng khoản thua lỗ lớn nhất bằng khoản Premium bạn đã trả.

  • Bán quyền chọn mua: Sell Call Options

Nếu bạn cho rằng giá sẽ giảm với bạn cũng có thể bán quyền chọn mua, để thu về một khoản lợi nhuận từ phí quyền chọn Premium.

Tuy nhiên khi giá tăng lên bạn có thể gặp thua lỗ vô hạn.

  • Bán quyền chọn bán: Sell Put Options

Nếu bạn cho rằng giá sẽ tăng lên, bạn có thể bán quyền chọn bán để nhận được một khoản phí Premium từ người mua.

Tuy nhiên, rủi ro của bạn sẽ có thể lớn vì toàn bộ số tiền thế chấp (tương đương với giá trị hòa vốn) của tài sản cơ sở bị khóa cho giao dịch. Điều này là để đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng mua lại tài sản cơ bản khi giá của nó giảm xuống dưới giá hòa vốn vào ngày hết hạn của hợp đồng quyền chọn bán đã được bán.

Nếu bạn cho rằng giá sẽ tăng lên, bạn có thể bán quyền chọn bán để nhận được một khoản phí Premium từ người mua .

Tuy nhiên, rủi ro của bạn sẽ có thể lớn vì toàn bộ số tiền thế chấp (tương đương với giá trị hòa vốn) của tài sản cơ sở bị khóa cho giao dịch. Điều này là để đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng mua lại tài sản cơ bản khi giá của nó giảm xuống dưới giá hòa vốn vào ngày hết hạn của hợp đồng quyền chọn bán đã được bán.

Sổ lệnh

Sổ lệnh (Order Book) là một danh sách hiển thị tất cả các giao dịch – lệnh mua và lệnh bán đang hoạt động trên thị trường (hoặc trên 1 sàn giao dịch nhất định). Sổ lệnh giúp nhà đầu tư quan sát giá và khối lượng giao dịch mà các bên tham gia sẵn sàng mua – bán một cách hiệu quả hơn, từ đó đánh giá tâm lý thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.

AMM – Công cụ tạo lập thị trường tự động

– AMM là gì?

AMM là công cụ tạo lập thị trường tự động cho phép các tài sản kỹ thuật số được giao dịch một cách tự động và không được phép bằng cách sử dụng các nhóm thanh khoản thay vì thị trường truyền thống của người mua và người bán. Người dùng AMM cung cấp các nhóm thanh khoản bằng mã thông báo tiền điện tử, có giá được xác định bằng một công thức toán học không đổi. Các nhóm thanh khoản có thể được tối ưu hóa cho các mục đích khác nhau và đang chứng tỏ là một công cụ quan trọng trong hệ sinh thái DeFi.

Options (Quyền chọn)

Quyền chọn là 1 loại hợp đồng cho phép người mua được lựa chọn quyền mua khi họ muốn hoặc không muốn mua tài sản cơ bản vớ giá thực hiện khi quyền chọn đến hạn vào ngày hết hạn hợp đồng.

Binary option

Quyền chọn nhị phân (Còn được gọi tắt là trade BO, có một số tên gọi khác như quyền chọn kép, quyền lựa chọn kỹ thuật số, quyền chọn “được ăn cả ngã về không” hoặc quyền chọn lãi cố định.)

Quyền chọn nhị phân là quyền chọn dựa trên kết quả nhị phân thành công hoặc thất bại. Bên nào chọn đúng kết quả (thành công hoặc thất bại) sẽ thắng toàn bộ tiền cược.

Quyền chọn mua

Cho phép người mua có quyền (thay vì nghĩa vụ) được mua các tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử…) ở mức giá và ngày cụ thể trong tương lai được ghi rõ trong hợp đồng quyền chọn. 

Quyền chọn bán

Cho phép người mua có quyền (thay vì nghĩa vụ) được bán các tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử…) ở mức giá và ngày cụ thể trong tương lai được ghi rõ trong hợp đồng quyền chọn. 

Phí quyền chọn (Hay còn gọi là phần bù)

Là giá thị trường khi mua một quyền chọn. Bằng cách trả phí quyền chọn, bạn đã mua quyền thực hiện quyền chọn đó. Người bán nhận được khoản phí quyền chọn này như một phần thưởng / phần bù cho việc họ bán quyền chọn.

Lợi nhuận & Thua lỗ (PnL)

Lợi nhuận và thua lỗ thể hiện sự thay đổi giá trị và vị thế của một nhà giao dịch. Trong khi một giao dịch vẫn đang mở, PnL được coi là “chưa thực hiện” và khi giao dịch kết thúc, nó trở thành PnL “đã thực hiện”.

Thực hiện quyền chọn

Thực hiện quyền chọn là hành động hiệu lực hóa quyền mua hoặc bán một công cụ tài chính cơ bản được chỉ định trong hợp đồng quyền chọn với mức giá thực hiện (strike price). 

Thanh toán

Sau khi thực hiện một quyền chọn, các bên liên quan cần thanh toán 1 khoản nhất định tùy vào loại hợp đồng quyền chọn mà họ giao dịch. Trên thực tế, hợp đồng đã thực hiện được phản ánh thông qua sự chuyển giao tài sản qua lại giữa người mua và người bán. Đối với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, nhà giao dịch thực hiện quyền chọn được thanh toán bằng tiền mặt (không trao đổi tài sản) dựa trên PnL của họ.

Quyền chọn khống

Quyền chọn khống là quyền chọn được viết bởi một người mua hay người bán không sở hữu tài sản cơ sở, là một vị thế trường bởi người bán quyền chọn mua, hoặc một vị thế ngắn hạn bởi người bán quyền chọn bán. Việc bán quyền chọn mà không nắm giữ bất kỳ (hoặc đủ) tài sản cơ bản nào để bảo vệ khỏi các biến động giá bất lợi khiến nhà giao dịch phải chịu rủi ro tương đối lớn. 

Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là một tài sản bất kỳ được chấp nhận làm bảo đảm cho một khoản vay hoặc rủi ro tín dụng. Đối với quyền chọn, tài sản đảm bảo là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo rằng các bên giao dịch có khả năng giữ được vị thế của mình nếu họ gặp lệnh ký quỹ. 

Chú thích bổ sung: Margin call (lệnh ký quỹ) là một thông báo từ sàn giao dịch rằng bạn có thể bị thua lỗ hoặc tất cả các lệnh của bạn đang có nguy cơ bị đóng hoặc thanh lý. Đây là điều mà không nhà đầu tư nào mong muốn. 

The Greeks – Các yếu tố tác động trực tiếp đến Quyền chọn

Chú thích: Greeks là các yếu tố tác động mạnh và trực tiếp đến giá trị của quyền chọn. Các yếu tố chính đó là: Delta, Theta, Gamma và Vega.  

  •  Delta, \ deltaδ – Sự thay đổi về giá của quyền chọn so với giá của tài sản cơ sở, tức là giá quyền chọn thay đổi bao nhiêu khi giá tài sản cơ bản tăng $1. Khi mua một quyền chọn mua thì delta là dương (+), khi mua một quyền chọn bán thì delta là âm (-).
  • Theta,\thetaθ – Sự hao mòn theo thời gian: Phản ánh mức độ nhạy cảm của giá quyền chọn theo thời gian, tức là sự thay đổi $ trong giá quyền chọn đã cho trong thời gian gần hơn 1 ngày so với thời điểm hết hạn.
  •  Gamma,\gammaγ – Là cơ sở để tính Delta mới, phản ánh tỷ lệ thay đổi giữa Delta và giá tài sản cơ bản, tức là với mức giá thay đổi 1 đô la, Delta sẽ thay đổi theo Gamma.
  •  Vega,\nuν – Chỉ số biến động (volatility): Độ nhạy giá của một quyền chọn đối với sự thay đổi trong biến động của tài sản cơ bản, tức là sự thay đổi $ trong quyền chọn với sự thay đổi 1% trong tài sản cơ bản biến động.

Phòng ngừa rủi ro (Hedging)

Là hành động mua các tài sản bổ sung (thường là nghịch đảo) để giảm thiểu rủi ro của nhà giao dịch đối với các biến động giá đột ngột gây bất lợi cho họ. Quyền chọn là một phương pháp phổ biến để phòng ngừa rủi ro vì chúng cho phép các nhà giao dịch giới hạn tổn thất của họ ở một số tiền cố định, gần như hoạt động như một khoản bảo hiểm.

Options Pricing (Giá quyền chọn)

Giá giao ngay (Spot Price – SS)

Là giá thị trường của tài sản cơ sở ngay tại thời điểm hiện tại / thời điểm giao dịch. 

Giá thực hiện (Strike Price – KK​)

Là giá được xác định trong hợp đồng quyền chọn mà tài sản cơ sở sẽ được mua hoặc bán.

Thời gian hết hạn hợp đồng (Expiry Time,TT​)

Là ngày được ghi sẵn trong hợp đồng quyền chọn. Tại ngày đó quyền chọn có thể được thực hiện (quyền chọn kiểu Châu Âu) hoặc thời điểm đó trước khi quyền chọn phải được thực hiện (quyền chọn kiểu Mỹ).

Tỷ lệ hoàn vốn phi rủi ro (Risk-free Rate of Return – rr)

Tỷ suất lợi nhuận theo lý thuyết của một khoản đầu tư không có rủi ro.

Biến động giá \ sigmaσ

Phản ánh mức độ dao động của tài sản cơ sở từ bây giờ đến khi tài sản hết hạn sử dụng.

Giá đánh dấu, V_{mark}Vmark

Mức giá cuối cùng mà quyền chọn được mua hoặc bán trên thị trường.

Giá cuối cùng, V_{index}Vindex

Giá của tài sản cơ bản, trong đó giá này được lấy từ nhiều nguồn.

Options Strategies (Các chiến lược quyền chọn)

Chiến lược Covered Call

Mua coin + bán quyền chọn mua.

Chiến lược Covered Put

Bán coin + bán quyền chọn bán. 

Chênh lệch giá ghi nợ

Mua giá thực hiện quyền chọn mua thấp hơn + Bán giá thực hiện quyền chọn mua cao hơn

Mua giá thực hiện quyền chọn bán cao hơn + Bán giá thực hiện quyền chọn bán thấp hơn

Chênh lệch tín dụng

Bán giá thực hiện quyền chọn mua thấp hơn + Mua giá thực hiện quyền chọn mua cao hơn

Bán giá thực hiện quyền chọn bán cao hơn + Mua giá thực hiện quyền chọn bán thấp hơn

Chiến lược Short Straddle

Bán quyền chọn mua + bán quyền chọn bán với mức giá thực hiện như nhau.

Chiến lược Short Strangle

Bán quyền chọn mua với mức giá thực hiện cao hơn + Bán quyền chọn bán với mức giá thực hiện thấp hơn.

Blockchain - Web3

Blockchain là gì?

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp, lưu trữ thông tin trong các khối (block) được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian để tạo thành một chuỗi (chain). Mỗi khối trong Blockchain sẽ được liên kết với khối trước đó, chứa thông tin về thời gian khởi tạo khối đó kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Khối đầu tiên do không có khối nào trước nó nên mã Hash của nó là chuỗi số 0. Và nó được gọi là khối nguyên thuỷ hay Genesis Block

Khối (Block) mới được tạo sẽ được thêm vào chuỗi (Chain) bằng cách kết nối Previous Hash của khối cần thêm vào với mã hash của khối trước đó và tạo thành một Chuỗi khối (Blockchain). 

Cấu trúc của mỗi Block (Khối)

Mỗi block bao gồm 3 thành phần: Dữ liệu (Data), Mã hàm băm (Hash) và mã Hash của khối trước nó.

Tại sao Blockchain được cho là không thể bị xóa và bị hack?

Thuật toán đồng thuận Blockchain là sự đồng ý xác thực thông tin trong bản ghi là chính xác của đa số các nút ở trong mạng lưới và cho phép ghi lại thông tin giao dịch vào trong Blockchain.

Nếu có sự thay đổi của một block trong mạng lưới. Dữ liệu này được so sánh với các dữ liệu của các khối khác. Nếu có sự khác biệt thì nó sẽ không cho phép dữ liệu ấy được ghi vào bên trong Blockchain. Đó là cách Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu.

Ví dụ: Trường hợp nếu có thay đổi trên 1 khối. Ở đây mình giả sử hacker tấn công và thay đổi thông tin trên khối A. Tại thời điểm đó:

Mã hash của khối A bị thay đổi.

Hệ thống sẽ so sánh mã hash đó với với má hash khối trước đó & phát hiện ra sai lệch.

Như vậy hacker phải thay đổi hash của khối trước A. Hệ thống lại phát hiện ra sai lệch ở khối liền trước A-1. Tương tự Hacker phải tiếp tục thay đổi hash của khối A-2.

Như vậy để thay đổi được giao dịch thì hacker phải thay đổi tất cả các khối vì cơ chế đồng thuận.

Lịch sử hình thành và phát triển

Blockchain được cho là tạo ra bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. 

Một năm sau đó, Blockchain được hiện thực hóa với vai trò là một phần cốt lõi của Bitcoin, đánh dấu sự ra đời của công nghệ Blockchain và đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường Crypto.

Chính bởi vậy Blockchain thường được ví như một cuốn nhật ký giao dịch hoặc một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, lưu trữ mọi thông tin giao dịch và đảm bảo các thông tin đó không thể bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào.

6 tính chất của Blockchain

Tính phi tập trung (Decentralized): Blockchain hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính, hoàn toàn không bị bất kỳ một tổ chức nào nắm quyền kiểm soát. Chính vì vậy blockchain tránh được rủi ro từ bên thứ 3.

Tính phân tán (Distributed): Các khối chứa dữ liệu giống nhau nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác nhau. Nên chẳng may 1 nơi bị mất hoặc hỏng thì dữ liệu vẫn còn trên Blockchain.

Không thể thay đổi: Một khi dữ liệu đã được ghi vào trong block của blockchain thì nó không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa, bởi đặc tính của thuật toán đồng thuận và mã hash

Tính bảo mật: Chỉ có người nắm giữ Private Key (khóa riêng tư) mới có thể truy cập các dữ liệu bên trong Blockchain.

Tính minh bạch: Các giao dịch trong blockchain được lưu lại và mọi người có thể check các giao dịch này. Dựa vào đó, ta có thể kiểm tra và truy xuất lịch sử giao dịch. Có thể phân quyền để cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.

Tích hợp Smart contract (hợp đồng thông minh): Dựa vào các điều khoản được ghi trong hợp đồng thông minh, sẽ được thực thi khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn, không ai có thể ngăn cản hoặc hủy nó.

Ứng dụng chính của Blockchain

Ứng dụng trong sản xuất 

Blockchain sẽ thay thế các thiết bị thông minh để cấp quyền quản lý hiệu quả, bao gồm: theo dõi các quá trình tạo ra sản phẩm

Đối với người tiêu dùng, họ có thể truy xuất ngược trở lại về lịch sử hình thành, vận chuyển của sản phẩm, để kiểm tra thông tin sản phẩm để xem chất lượng và phân biệt hàng giả

Ứng dụng Blockchain trong thương mại điện tử 

Các vấn đề lớn nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử là tính bảo mật, quản lý chuỗi cung ứng và quá trình vận chuyển hàng hoá đến người tiêu dùng, giảm bớt rào cản. Tiết kiệm chi phí qua các hợp đồng thông minh

Ứng dụng của Blockchain trong y tế

Khi ứng dụng Blockchain trong y tế, tất cả các bên được ủy quyền đều sẽ có thể truy cập cùng một thông tin chính xác và được xác minh trong vài giây, minh bạch cho cả bệnh nhân và y bác sỹ..hồ sơ lưu trữ không thể thay đổi

Blockchain trong giáo dục

Ứng dụng Blockchain trong giáo dục giúp lưu trữ các dữ liệu về học tập tránh được các gian lận rủi ro .Các hợp đồng thông minh, Blockchain còn cho phép tự động thực thi các điều khoản trong quy chế đào tạo và xử lý các trường hợp vi phạm,…

Ứng dụng Blockchain trong Ngân hàng & thanh toán

Tính bảo mật và hợp đồng thông minh của Blockchain sẽ giúp bỏ qua trung gian thứ 3 và hạn chế các rủi ro về bảo mật cho khách hàng. Vì thể truy cập và chuyển coin cho nhau ở bất kỳ đâu trên thế giới và với tốc độ tương đối nhanh và chi phí thấp. Việc này giúp cho người dân ở các quốc gia không có điều kiện tiếp cận với hệ thống ngân hàng cũng có thể giao dịch, chuyển tiền cho nhau.Tuy nhiên cũng sẽ gây ra những phiền toái và sự khó khăn trong quản lý của các quốc gia.

Blockchain còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như IOT, Game, Nông nghiệp…

Web3 là gì?

Web3 hay Web 3.0 là thế hệ thứ ba của internet, đó là tầm nhìn về một Internet thông minh không máy chủ bao gồm những web phi tập trung kết nối với nhau. Một Internet nơi mà người dùng được quyền kiểm soát dữ liệu, danh tính và số phận của chính họ.

Web 3.0 sẽ không xây dựng và triển khai các ứng dụng tập trung tại một máy chủ hoặc một cơ sở dữ liệu duy nhất như trước đây, thay vào đó, web 3.0 sẽ được chạy trên mạng lưới blockchain, mạng phi tập trung của nhiều nút ngang hàng hoặc là sự kết hợp của cả hai để tạo thành một giao thức kinh tế kết hợp với tiền điện tử. Những ứng dụng này được gọi là ứng dụng phi tập trung và sẽ xuất hiện rất nhiều trong web 3.0.

Một vài đặc tính của web3

– Tính cá nhân: Đề cao người dùng và người dùng có quyền quản lý và sử dụng tất cả thông tin và tài sản của mình.

– Verifiable: Tất thông tin đều được minh bạch, có thể xác nhận on-chain.

– Kết nối: Tất cả các thông tin sẽ được kết nối với siêu dữ liệu giúp khách hàng có thể tìm kiếm tiếp nhận thông tin một cách chính xác nhất.

– Tất cả những thiết bị di động sẽ được kết nối với web 3.0: Người truy cập có thể linh động kết nối và truy cập nội dung ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào.

– Trí tuệ nhân tạo (AI): Những thông tin sẽ được tiếp nhận và xử lý một cách chính xác, độ thấu hiểu của công nghệ như con người để tất cả những kết quả mang lại là chính xác nhất.

– Đồ hoạ 3D: Với web 3.0 các thiết kế 3D sẽ được ứng dụng nhiều hơn đặc biệt là trong các trang web dịch vụ để khách hàng có cái nhìn khái quát, sống động.

Giao dịch

ACADEMY DBOE, cho phép người chơi tham gia giao dịch trải nghiệm trong giai đoạn đầu.

Các giao dịch trên sàn sử dụng đồng tiền kỹ thuật số : NUSD (Non- USD) chỉ dành riêng cho việc thực tập và giao dịch trải nghiệm. Người tham gia có cơ hội trải nghiệm các lý thuyết, chiến lược giao dịch quyền chọn Options, trên thị trường tiền điện tử một cách Realtime, Mainnet.

Để có thể nhận được các đồng NUSD để tham gia giao dịch, người chơi cần phải làm được các bài quest để nhận thưởng.

Dưới đây là chi tiết hướng dẫn các bước giao dịch trải nghiệm trên sàn giao dịch DBOE.exchange:

Quyền chọn DBOE

Tương tự như các quyền chọn truyền thống DBOE, cho phép người chơi đặt đầy đủ các vị thế lệnh Buy/ Sell cho cả Call Options và Put Options.

Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải, khi thị trường biến động quá nhanh, người chơi có thể xảy ra thua lỗ vô hạn, hoặc cháy tài khoản (thường xảy ra với các vị thế Sell/Short quyền chọn)

DBOE sử dụng phương pháp dàn trải giá lên và giá xuống, tạo ra các khoảng giá cho phép người chơi hạn chế tối đa rủi ro của mình mà vẫn có thể kiếm được lợi nhuận một cách dễ dàng, với cách chơi quyền chọn truyền thống.

DBOE áp dụng công nghệ Web3 và các tính năng ưu việt của Cefi và Defi, cho phép người chơi được giao dịch trực tiếp đơn giản. Chỉ cần kết nối sẵn ví ( Metamask) của mình vào sàn để giao dịch. Hoàn toàn bảo mật và để người chơi làm chủ tài khoản, thông tin của mình và không cần nạp tiền qua sàn.

Áp dụng mô hình CLOB trong giao dịch, giúp giao dịch có tính thanh khoản hơn, minh bạch hơn và quen thuộc hơn đối với người chơi.

Xem thêm giới thiệu về DBOE tại đây.

Các bước giao dịch

Bắt đầu giao dịch trên DBOE nhanh chóng, đơn giản và an toàn chỉ với 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Kết nối ví với sàn DBOE
Bước 2: Chọn đồng coin, sử dụng biểu đồ giá và biểu đồ biến động để nhận định thị trường
Bước 3: Chọn ngày đáo hạn, mức Giá (Price) và vị thế Mua (Call) hay Bán (Put)
Bước 4: Kiểm tra giá, chọn Khối lượng trong Order Review, ấn Xác nhận và Gửi lệnh
Quy định nhận thưởng

Sàn giao dịch DBOE chỉ cho phép hoạt động thử nghiệm giao dịch trên đồng NUSD tức Non-USD (Token này chỉ có giá trị giao dịch thử nghiệm) . Hoàn thành mỗi bài quiz bạn có thể đc nhận 2000 NUSD.

Bạn cần có sẵn địa chỉ Ví điện tử để nhận thưởng.

Khi hoàn thành toàn bộ các câu hỏi, bạn sẽ nhận được 5 Token DBOE. Hãy lưu giữ nó.

Sau khi có NUSD bạn có thể tham gia giao dịch và đua top hàng Tuần. Xem kết quả thông báo cập nhật ở trang chủ.