Bạn đang tìm hiểu về NFT? Bài viết sau đây sẽ đi sâu vào việc giải thích các khái niệm cũng như 3 cách kiếm tiền từ NFT!
NFT là gì?
NFT là viết tắt cho thuật ngữ Non-fungible token (token không thể thay thế), là một loại token mã hóa trên một blockchain đại diện cho tài sản duy nhất. Đây có thể là tài sản hoàn toàn kỹ thuật số hoặc phiên bản token hóa của tài sản trong thế giới thực. Vì các Non-fungible token không thể dùng để thay đổi cho nhau, nên chúng có thể hoạt động như bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Hiểu đơn giản thì NFT là một tài sản ảo đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm game, và video. Nó được mua bán trực tuyến dưới hình thức thanh toán bằng tiền mã hóa (cryptocurrency) và thường được mã hóa bằng phần mềm cơ bản giống như các loại tiền mã hóa hay còn gọi là tiền điện tử.
Sự khác biệt so với tiền mã hóa
Điểm giống nhau duy nhất chính là NFT thường được tạo ra bằng chương trình giống với tiền mã hóa, chẳng hạn như Bitcoin hay Ethereum.
Tiền mặt và tiền mã hóa đều có thể thay thế (fungible). Nghĩa là cả hai loại tiền này đều có thể được mua bán hay trao đổi với giá trị ngang nhau. Ví dụ: 1 USD không khác biệt gì với 1 USD khác; 1 Bitcoin luôn có mệnh giá bằng 1 Bitcoin khác. Nhờ vào tính có thể thay thế này mà tiền mã hóa trở thành một phương tiện giao dịch đáng tin cậy trên hệ thống chuỗi khối (blockchain).
Non-fungible token thì khác. Mỗi Non-fungible token có một chữ ký kỹ thuật số do đó nó không thể thay thế được (non-fungible), nghĩa là không thể trao đổi một NFT với một NFT khác. Ví dụ: NBA Top Shot (Bộ sưu tập video clip ngắn khoảnh khắc trong lịch sử bóng rổ) không thể hoán đổi với tác phẩm số Everydays: the First 5000 Days (Tác phẩm kết hợp 5000 bức họa của Beeple). Tương tự, video clip của NBA Top Shot này cũng không thể trao đổi với một video clip của NBA Top Shot khác.
Các ứng dụng của NFT
Đối với các sản phẩm nghệ thuật
Bất cứ các sản phẩm nghệ thuật thực tế bằng hiện vật nào như tranh, ảnh, hoặc là cả một sự kiện đều có thể được mã hóa và chuyển thành dạng NFT.
Đối với các trò chơi điện tử
Với cùng chuyên ngành phát triển là công nghệ, Non-fungible token được ứng dụng khá nhiều trong game. Bên cạnh đó, mỗi game sẽ có một NFT coin đi kèm.
Với các game truyền thống, người chơi khi muốn sở hữu một vật phẩm, họ phải nạp tiền vào để mua nhưng về cơ bản nó vẫn thuộc về nhà phát hành. Nhưng với Non-fungible token thì khác, các vật phẩm sẽ gắn một mã dữ liệu, có tính sở hữu riêng biệt và có thể giao dịch cho nhau mà không phải qua bất cứ một bên trung gian nào.
Số hóa mọi thứ với Non-fungible token
Non-fungible token có tiềm năng vô hạn khi có thể tồn tại trong tất cả các kiểu vật thể số như: Hình ảnh, video, âm thanh hay đơn giản chỉ là một bằng post trên mạng xã hội.
3 cách kiếm tiền từ NFT
Kiếm tiền bằng cách chơi game
Người chơi có thể thu thập Non-fungible token bằng cách chơi game và thực hiện nhiệm vụ. Các token này có thể được quy đổi sang các đồng tiền điện tử khác. Một số các dự án đáng để đầu tư là Axie Infinity, Sandbox,…
Giao dịch các tác phẩm nghệ thuật trên các NFT Marketplace
Non-fungible token Marketplace là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản như đây là thị trường giao dịch NFT, khu chợ NFT….
Tại đây sẽ có sàn giao dịch bán các sản phẩm Non-fungible token. Có 2 loại NFT Marketplace.
- NFT Marketplace cho nhà phát triển: Giống như cộng đồng game Axe Infinity, nơi đây là một NFT Marketplace dùng để giao dịch các sản phẩm NFT của dự án Axe Infinity và sử dụng NFT coin của riêng nó là AXS
- NFT Marketplace công khai: đây là thị trường mà bạn có thể truy cập vào các bộ sưu tập NFT từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ nhu OpenSea, CryptoPunks.
Đầu tư vào các dự án NFT
Chẳng ai biết Axie Infinity là một dự án của người Việt, cho đến khi nó trở thành một trong những dự án thu hút được số tiền đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD.
Việc đầu tư vào các công ty startup về công nghệ Non-fungible token cũng là một trong những cách tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Xem thêm về đặc điểm và những thị trường NFT phổ biến tại đây.